Tư Vấn Nhượng Quyền Thương Mại Năm 2025

Nhượng Quyền Thương Mại

TƯ VẤN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Có thể bạn muốn tự xây dựng công việc kinh doanh của mình, bởi vì bạn muốn tự mình làm chủ nhưng bạn có nhất thiết phải bắt đầu từ vạch xuất phát không? Hay bạn có nên mua lại công việc kinh doanh của những ông chủ khác, khi họ đang muốn sang nhượng lại cơ sở để nghỉ ngơi?

Bạn sẽ băn khoăn tự hỏi, bạn có còn là chủ không, khi mua một đơn vị nhượng quyền? Những người cùng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền này sẽ là đồng minh hay trở thành đối thủ của bạn?

Rất nhiều thắc mắc vì chưa hiểu rõ về Nhượng quyền thương mại sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền.

I. Các khái niệm liên quan đến nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác theo quy định

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
  • “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Nhượng Quyền Thương Mại

Một số lưu ý của Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền về lợi ích của việc nhượng quyền:

1. Đối với bên Nhận quyền:

  • Không phải xây dựng thương hiệu
  • Thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền
  • Giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp
  • Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống

2. Đối với bên Nhượng quyền:

  • Mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu
  • Tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư

3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

II. Điều kiện để được nhượng quyền thương mại

Thương nhân được phép hoạt động nhượng quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này, chi tiết:
  • Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

(Căn cứ theo quy định tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương và Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại).

Nhượng Quyền Thương Mại_1

III. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

** Lưu ý: Nhượng quyền lại cho bên thứ ba

  1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
  2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền.

IV. Thủ tục nhượng quyền thương mại

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 

1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền trừ những trường hợp sau đây:

  • Nhượng quyền trong nước.
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tuy nhiên phải thực hiện việc báo cáo Sở Công thương

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

2. Cơ quan thụ lý

Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.

Bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

**Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước

4. Thời gian thụ lý hồ sơ

  • Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
  • Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ

Một số tóm tắt của Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền về thủ tục nhượng quyền thương mại:

Bước 1: Xác định doanh nghiệp là ai. Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 thì phân ra làm những trường hợp sau:

  • Nếu là Công ty nước ngoài thì phải thực thiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Nếu là Hộ kinh doanh/ doanh nghiệp Việt Nam đã nhận nhượng quyền từ Công ty nước ngoài nay muốn nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ cấp thì phải thực thiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Nếu là Hộ kinh doanh/ doanh nghiệp Việt Nam nay muốn nhượng quyền thương mại của mình cho các tổ chức khác thì thực thiện thủ tục thông báo

Bước 2: Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ sau:

  • Bản đề án/ phương án kinh doanh/ phương án quản lý hoặc bất kỳ loại tài liệu nội bộ nào trong đó có thể hiện các yếu tố : lĩnh vực hàng hóa dịch vụ kinh doanh, bí quyết, phương án kinh doanh, phương án nhân sự, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, các hình thức quản lý hệ thống…
  • Hồ sơ pháp lý như Giấy phép kinh doanh, Giấy phép con (nếu có), văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Dự thảo phương án quản lý hệ thống, hợp đồng nhượng quyền thương mại, bảng phí dịch vụ và các khoản phí khác…
  • Các giấy tờ, tài liệu, phần mềm quản lý khác mà doanh nghiệp cho rằng cần thiết để phục vụ hoạt động nhượng quyền của mình.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định:

  • Đối với các trường hợp đăng ký, làm việc tại Bộ Thương Mại
  • Đối với các trường hợp thông báo, làm việc tại Sở Công Thương các tỉnh.

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:

Các doanh nghiệp nhận quyền không phải xây dựng thương hiệu mà có thể thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền, đồng thời, giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp.

Có thể thấy, việc nhượng quyền thương mại đem lại lợi ích cho cả 2 bên (win- win). Tuy nhiên, trước khi đồng ý nhượng quyền, bạn phải khảo sát thực tế, nghiên cứu và đánh giá kỹ càng để tránh gặp phải những tình huống lừa đảo.

Hãng Luật Thành Công với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ xác định doanh nghiệp nhượng quyền có đang hoạt động tốt hay không, có nợ thuế hay đang chịu tranh chấp nào khác không để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và đưa ra quyết định chính xác. Bên cạnh đó, Hãng Luật Thành Công sẽ giúp các bạn xử lý thủ tục, hồ sơ phức tạp, tiết kiệm thời gian và công sức của quý khách hàng.

Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số:  1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
  • Hotline:  1900 633 710
  • Email:  [email protected]
  • Website: http://hangluatthanhcong.vn