Tư Vấn Xử Lý Vi Phạm Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2025

vi phạm sở hữu trí tuệ

TƯ VẤN XỬ LÝ VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn và bản thân chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng cần tự ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.

Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư Hồ Đặng Lâu thuộc Hãng Luật Thành Công đề cập đến một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

I. Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giảquyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Vậy khi có bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với những đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ được quy định tại các điều 28, 35, 136, 129, 188 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009 khi có đủ các căn cứ sau đây:

  1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

vi phạm sở hữu trí tuệ

II. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cá nhận hoặc tổ chức có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bị khởi kiện ra Tòa án dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xử lý vi phạm hành chính:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.

Hoặc tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thực bổ sung như Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt trên thì tổ chức cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai, Xử lý vi phạm dân sự:

Tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm quyền xử lý vi phạm bằng biện pháp dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Thứ ba, Xử lý vi phạm hình sự:

  • Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
  • Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Một số lưu ý của Luật sư Hồ Đặng Lâu về các biện pháp xử lý vi phạm SHTT:

1. Khi Quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, trước hết các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp phải tự bảo vệ, theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

   + Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

   + Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

    + Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đối với một số đối tượng như: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và xã hội.

2. Khi tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.

III. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục vi phạm sở hữu trí tuệ

Theo các chuyên gia Luật cùng trao đổi, thảo luận về Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp khắc phục tình trạng Vi phạm sở hữu trí tuệ tại kênh Thông tin pháp luật dân sự, nhiều ý kiến đã được đưa ra và Hãng Luật Thành Công xin tóm tắt như sau:

1. Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính 10.891.780.000 đồng.

Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000 đồng.

Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh máy tính  lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bản quyền.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật /giả.

Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Ví dụ: Hàng năm sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm triệu lít nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường.

Hoặc Công ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại do hàng nhái, hàng giả và buôn lậu lên tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định được 90% hàng giả theo các nhãn hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước ngoài.

Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vì chủ thể của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý, một số người còn có chức vụ, quyền hạn nhất định.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng.

Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta.

Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế.

Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, như: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Pháp lệnh Luật Tố tụng dân sự năm 2005, Luật Hải quan năm 2002… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành  các luật, pháp lệnh nêu trên.

Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp.

3. Một số giải pháp

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay.

Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.

Đối với pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành những năm qua để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn, pháp điển hoá các quy định, các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản sở hữu trí tuệ.

Đối với pháp luật hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mặc dù vừa qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều  của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nhưng các chuyên gia cho rằng, các quy định về mức xử phạt theo Pháp lệnh này và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm.

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:

Sở hữu trí tuệ là khái niệm rộng, phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong. Đối với từng vấn đề thuộc phạm vi của Sở hữu trí tuệ lại có những cách thức xử lý, hồ sơ thủ tục và được các đơn vị nhà nước khác nhau chịu trách nhiệm quản lí.

Chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

Đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số:  1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
  • Hotline:  1900 633 710
  • Email:  [email protected]
  • Website: http://hangluatthanhcong.vn