Thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp được thống nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối tượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước.
Do đó tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới. Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp còn đóng vai trò định hướng cho các Nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư.
Để tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hãy cùng Luật sư Lê Bá Thành thuộc Hãng Luật Thành Công tìm hiểu một số nội dung bạn cần lưu ý sau đây.
BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:
I.Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?
II. Đối tượng nào phải nộp thuế TNDN?
III. Thu nhập nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
IV. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
V. Thuế suất thuế TNDN
VI. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
I. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa theo các quy định như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
II. Đối tượng nào phải nộp thuế TNDN?
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài);
– Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế;
– Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế.
III. Thu nhập nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:
a/ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Là thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cung ứng cho thị trường.
b/ Thu nhập khác
Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
(1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
(3) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
(4) Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
(5) Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
(6) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác
(7) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn
(8) Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra
(9) Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá
(10) Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được
(11) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
(120 Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra
(13) Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật
(14) Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được
(15) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ
(16) Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài
(17) Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Lời khuyên của Luật sư Hãng Luật Thành Công về thu nhập chịu thuế TNDN
1. Thu nhập chịu thuế TNDN được quy định tại Điều 3 Luật Thuế TNDN (hướng dẫn bởi Điều 3 NĐ 218/2013/NĐ-CP)
2. Thu nhập khác tính vào thu nhập chịu thuế TNDN được quy định tại khoản 2 Điều 3 NĐ 218/2013/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư 96/2015/TT/BTC
3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
ĐỪNG NGẠI NGẦN GỌI ĐẾN CHÚNG TÔI:

IV. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài dưới đây.
- Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định:
– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
V. Thuế suất thuế TNDN
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống: 20%
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ : 22%
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.
Một số lưu ý của Luật sư Lê Bá Thành về thuế suất thuế TNDN
1. Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm nhỏ hơn 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất.
2. Thuế suất TNDN dối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm áp dụng thuế suất 50%; trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm 70% diện tích được giao trở lên địa bàn có điều kiện kinh tế xá hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục đìa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất TNDN 40%
3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO:
VI. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đội ngũ Luật sư và chuyên viên Hãng Luật Thành Công chuyên hỗ trợ tư vấn thuế cho các doanh nghiệp
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) hiện đang cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói kèm theo đó là gói dịch vụ kế toán thuế dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ đi vào hoạt động ngay mà không còn lo lắng các vấn đề về kế toán thuế.
Đối với các Doanh nghiệp đang hoạt động gặp khó khăn trong vấn đề kế toán thuế, Hãng Luật Thành Công cung cấp các dịch vụ tư vấn về mặt pháp lý cũng như đại diện xử lý vi phạm về thuế.
Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công.
Để thuận tiện nhất, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số: 1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
- Hotline: 1900 633 710
- Email: [email protected]
- Website: hangluatthanhcong.vn