Tư Vấn Chế Độ Tiền Lương

Quy Định Về Chế Độ Tiền Lương – Cách Tính Tiền Lương Mà Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý

Quy Định Về Chế Độ Tiền Lương – Cách Tính Tiền Lương Mà Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa. Do đó, tiền lương được xem là giá cả sức lao động, được hình thành và chịu sự chi phối của tương quan cung-cầu lao động trên thị trường, có sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo vệ người lao động trong việc thỏa thuận, chống bóc lột và đói nghèo.

Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán, phù hợp với tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh. Bài viết sau đây Luật sư Lê Bá Thành thuộc Hãng Luật Thành Công sẽ đề cập đến những quy định cần lưu ý để Doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:

I. Khái niệm tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.

Khái niệm tiền lương
Khái niệm tiền lương

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

Tiền lương = mức lương (theo công việc hoặc chức danh) + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác (nếu có)

Trong đó, cụ thể:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh; cụ thể:

+ Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

+ Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

+ Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm:

Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

II. Hình thức trả lương

Hình thức trả lương được quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về tiền lương. Bao gồm các hình thức sau:

a/ Hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

– Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

– Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

– Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

– Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương

Thực tế trong Doanh nghiệp thường tồn tại hình thức trả lương sau:

Lương tháng = [mức lương + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác (nếu có)] / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Ví dụ: Doanh nghiệp quy định nhân viên đi làm từ thứ 2 đến thứ 7 và được nghỉ ngày chủ nhật. Tháng 3/2020 có 31 ngày và có 5 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 31-5=26 ngày

Với cách tính này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền và ngược lại tháng nào đi làm đủ thì hưởng đủ mức tiền lương.

b/ Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c/ Hình thức trả lương khoán:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Lời khuyên của Luật sư Lê Bá Thành về các hình thức trả lương:

1. Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động nên lựa chọn hình thức trả lương phù hợp;

2. Việc lựa chọn hình thức trả lương phải bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO:

Hotline: 1900 633 710

III. Cách tính tiền lương làm thêm giờ

a/ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm  thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thườngXMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%XSố giờ làm thêm

Trong đó:

– Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

– Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

– Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

b/ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Tiền lương làm  thêm giờ=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngXMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%XSố sản phẩm làm thêm

 

Trong đó:

– Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

– Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

– Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

IV. Cách tính tiền lương cho các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương

  • Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày, cụ thể như sau:

– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

  • Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
  • Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

– Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

  • Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

– Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

  • Cách tính tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 11 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của BLLĐ 2012:
    Cách tính tiền lương cho các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương
    Cách tính tiền lương cho các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương

V. Kỳ hạn trả lương

– Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần

– Người lao động hưởng lương tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng

– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng

Lưu ý của Luật sư Lê Bá Thành về kỳ hạn trả lương:

1. Về nguyên tắc, Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

2. Lưu ý: Trường hợp đặc biệt (do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương;

3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
ĐỪNG NGẠI NGẦN GỌI ĐẾN CHÚNG TÔI:

Hotline: 1900 633 710

VI. Chế độ nâng bậc, nâng lương

Doanh nghiệp và người sử dụng lao động được thỏa thuận về điều kiện, thời gian, mức tiền lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Luật sư Lê Bá Thành thuộc Hãng Luật Thành Công tư vấn về chế độ tiền lương

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Chế độ nâng bậc, nâng lương
Chế độ nâng bậc, nâng lương

Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận.

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn lao động, chế độ tiền lương cũng như cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Để tránh mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn thông tin, lại gặp những kiến thức không chuyên môn, chưa giải đáp được vấn đề đang gặp phải.

Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số:  1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline:  1900 633 710
  • Email:  [email protected]
  • Website: hangluatthanhcong.vn

Xem thêm: Tai nạn lao động và cách tính trợ cấp khi bị tai nạn lao động