Tư Vấn Hoạt Động Cầm Cố

TƯ VẤN HOẠT ĐỘNG CẦM CỐ

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.

Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.

BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:

I. Định nghĩa hoạt động cầm cố

II. Mục đích hoạt động cầm cố

III. Đặc điểm và điều kiện của hoạt động cầm cố

IV. Hợp đồng cầm cố

I. Định nghĩa hoạt động cầm cố

Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

II. Mục đích hoạt động cầm cố

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.

Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.

III. Đặc điểm và điều kiện của hoạt động cầm cố

Thứ nhất, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố.

Đối với Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm.

Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.

Khi tài sản được chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hơp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.

Thứ hai, hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.

Thứ ba, quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố – được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ.

IV. Hợp đồng cầm cố

1. Quyền của các bên:

2. Nghĩa vụ của các bên:

3. Hiệu lực của cầm cố tài sản

Ngoài những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, mọi hợp đồng giao kết đều được xem là có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được các bên giao kết.

Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba: thông thường, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của cầm cố tài sản được quy định là từ thời điểm tài sản được đưa ra cầm cố thuộc về quyền giữ, quản lí của bên cầm cố. Riêng với trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản thì có sự quy định khác biệt, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ thời điểm đăng ký.

4. Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố

Cầm cố tài sản chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt,
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác,
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý,
  • Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên.

Khi chấm dứt cầm cố tài sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 315 của Bộ Luật Dân Sự 2015 hoặc theo thỏa thuận giữa các bên thì bên nhận cầm cố trả lại lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố đó.

Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Một số lưu ý của Ths. Lg Võ Thanh về hợp đồng cầm cố:

Hợp đồng cầm cố tài sản cũng có những điểm tương tự như các loại hợp đồng thông dụng khác. Hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm 12 nội dung sau đây:

  1. Tên hợp đồng
  2. Các bên tham gia hợp đồng
  3. Nghĩa vụ được đảm bảo
  4. Tài sản cầm cố
  5. Giá trị của tài sản cầm cố
  6. Quyền và nghĩa vụ của các bên
  7. Quy định về bên thực hiện việc nộp lệ phí công chứng
  8. Xử lí tài sản cầm cố
  9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
  10. Cam đoan, cam kết của các bên
  11. Điều khoản cuối cùng
  12. Chữ kí của hai bên

*** Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO:

Hotline: 1900 633 710

Cụ thể:

1. Tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN

Địa điểm công chứng: Tại phòng công chứng số… hoặc trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và phòng công chứng.

2. Các bên tham gia hợp đồng bao gồm:

  • Bên cầm cố (BÊN A):
  • Nếu chủ thể là cá nhân thì cần có những thông tin sau: Họ tên; ngày tháng năm sinh; số CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, thời gian cấp và nơi cấp; hộ khẩu thường trú.
  • Nếu chủ thể là hộ gia đình: Họ và tên chủ hộ, ngày tháng năm sinh của chủ hộ; số CMT nhân dân, thẻ căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp; hộ khẩu thường trú; họ và tên các thành viên của hộ gia đình, ngày tháng năm sinh; số CMT nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và hộ khẩu thường trú của thành viên trong hộ gia đình.
  • Nếu chủ thể là tổ chức thì cần có những thông tin như: Tên tổ chức; trụ sở; quyết định thành lập số; giấy đăng kí kinh doanh số; số Fax; số điện thoại; họ tên, ngày tháng năm sinh người đại diện; chức vụ của người đại diện; số CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp; giấy ủy quyền số… do… lập.
  • Bên nhận cầm cố (BÊN B):

Có thể chọn trong những chủ thể đã nêu trên.

Sau khi đàm phán, trao đổi, hai bên đi đến thỏa thuận gồm các nội dung như:

a) …

b) …

c) …

3. Nghĩa vụ được đảm bảo: 

  • BÊN A đồng ý cầm cố tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ
  • BÊN B cho BÊN A vay tiền, số tiền được nêu cụ thể trong hợp đồng.

4. Tài sản cầm cố

5. Giá trị của tài sản cầm cố

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó:

  • Bên A có nghĩa vụ: 
  • Giao tài sản cầm cố đã thỏa thuận cho BÊN B, nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì phải giao cho BÊN B bản gốc giấy tờ này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • BÊN A có trách nhiệm phải Báo cho BÊN B về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có);
  • Đăng kí việc cầm cố nếu tài sản cầm cố thuộc trường hợp phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
  • Thanh toán cho BÊN B những chi phí cần thiết để giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Trong trường hợp BÊN A vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê hoặc cho mượn mà chỉ được sử dụng nếu được sự đồng ý của BÊN B; nếu do việc sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì BÊN A không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của BÊN B;
  • Quyền của bên A:
  • BÊN A có quyền yêu cầu BÊN B đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu việc sử dụng tài sản cầm cố khiến tài sản bị mất giá trị hoặc giảm giá trị;
  • Yêu cầu BÊN B hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ cầm cố được thực hiện; nếu BÊN B chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì BÊN A yêu cầu hoàn trả giấy tờ đó;
  • Yêu cầu BÊN B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ có liên quan về tài sản cầm cố.
  • Quyền của Bên B:
  • BÊN B có quyền yêu cầu hoàn trả lại tài sản cầm cố nếu trong trường hợp có người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố đó;
  • Nếu tài sản cầm cố phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, BÊN B có quyền yêu cầu BÊN A thực hiện đăng kí việc cầm cố;
  • Nếu BÊN A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, BÊN B có quyền yêu cầu xử lí tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được phép khai thác công dụng của tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố nếu hai bên đã có thỏa thuận;
  • Khi BÊN B trả lại tài sản cầm cố cho BÊN A sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thì được thanh toán chi phí hợp lí cho việc bảo quản tài sản cầm cố.
  • Nghĩa vụ của Bên B:
  • BÊN B có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố, nếu xảy ra trường hợp BÊN B làm mất, làm hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho BÊN A;
  • BÊN B không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản cầm cố để đảm bảo cho nghĩa vụ khác;
  • Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không có sự thỏa thuận trước và không có sự đồng ý của BÊN A;
  • Khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, BÊN B trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan về tài sản cầm cố.

7. Quy định về bên thực hiện việc nộp lệ phí công chứng

8. Xử lí tài sản cầm cố

9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thỏa thuận giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của đối phương; trong trường hợp không thỏa thuận được, thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Chung

10. Cam đoan, cam kết của các bên

11. Điều khoản cuối cùng

12. Chữ kí của hai bên

Lưu ý của Luật sư Hãng Luật Thành Công về Hợp đồng cầm cố:

Hợp đồng cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, hợp đồng lập thành hai bản, mỗi bản do một bên giữ và phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

ĐỪNG NGẦN NGẠI LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO:

Hotline: 1900 633 710

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:

Đối với hoạt động cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ dẫn đến nhiều sự cố, tranh chấp xảy ra.

Đặc biệt đối với các cá nhân, tập thể thực hiện hoạt động cầm cố lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất hay gặp những tình huống gay go. Đừng lo lắng! Nếu bạn có bất cứ khó khăn nào cần tư vấn đối với hoạt động cầm cố thì đừng ngần ngại gọi ngay cho Hãng Luật Thành Công theo Hotline: 1900 633 710

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
  • Hotline:  1900 633 710
  • Email:  [email protected]
  • Website: hangluatthanhcong.vn