Tư vấn phá sản doanh nghiệp

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến việc phải tiến hành thủ tục phá sản. Đây là một quy trình pháp lý quan trọng, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp, chủ nợ và người lao động. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, Hãng Luật Thành Công xin gửi đến Quý khách hàng bài viết chi tiết về phá sản doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy trình và có hướng xử lý phù hợp.

I. ĐỊNH NGHĨA PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.

Trong pháp luật của nhiều nước, thuật ngữ phá sản được sử dụng với nghĩa hẹp để chỉ một số trường hợp cụ thể, khi con nợ thực hiện các hành vị vi phạm pháp luật hình sự gây thiệt hại cho các chủ nợ.

Pháp luật của các nước này thường sử dụng thuật ngữ Insolvency (không có khả năng trả nợ hay khánh tận) để thay thế cho thuật ngữ phá sản (bankruptcy). Ở Việt Nam, hiện tượng phá sản doanh nghiệp lần đầu tiên được quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30.12.1993.

Theo Luật phá sản năm 2004, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, các chủ nợ hoặc chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đến tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mắc nợ đặt.

II. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP - ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

– Mất khả năng thanh toán;

– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

III. THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

 Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

  • Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
  • Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn thì Tòa án trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

  • Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
  • Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

  • Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
  • Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…
  • Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

  • Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
  • Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất: Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
  • Hội nghị chủ nợ lần thứ hai: Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
  • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Thanh lý tài sản phá sản;
  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
    PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP - THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
    PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH THỦ TỤC PHÁ SẢN

1.Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản?

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Quyết định tuyên bố phá sản do Hãng Luật Thành Công đảm nhận

2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

– Người lao động, công đoàn;

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…;

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

3. Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP - Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo khoản 4 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định về chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp:

 “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.

4. Lệ phí phá sản là bao nhiêu?

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng theo Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

– Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

5. Chi phí phá sản doanh nghiệp là gì? Tính thế nào?

Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Mức thù lao được xác định dựa vào thỏa thuận hoặc tính theo tỷ lệ trên tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý.

6. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản

Thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP - Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP – Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với đội ngũ Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia giàu kinh nghiệm, Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) là một trong những tổ chức tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp hàng đầu trong các lĩnh vực: Doanh nghiệp, Kinh doanh, Thương mại, Đất đai – Bất động sản; Đầu tư, Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán, Dân sự, Hình sự, Hành chính và Lao động. TC Lawyers luôn cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất và an toàn nhất.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tâm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thỏa mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Xem thêm: Giải Thể Doanh Nghiệp: Những Điều Cần Biết Theo Quy Định Pháp Luật

Bạn muốn được tư vấn, vui lòng gọi hotline miễn phí

1900 633 710