Thuế bảo vệ môi trường là gì? Khi nào phải nộp thuế BVMT?
Chính sách thuế bảo vệ môi trường là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, điều hoà các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp.
Từ đó làm lành mạnh các quan hệ xã hội, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.
Hãy cùng Lg Võ Thanh thuộc Hãng Luật Thành Công tìm hiểu một số lưu ý về thuế bảo vệ môi trường ở bài viết dưới đây.
I. Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Hiện nay, Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, là văn bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
Theo Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, khái niệm thuế bảo vệ môi trường được định nghĩ là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Như vậy, thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc đó là các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm. Những người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, những người có hành vi xả thải vào môi trường cũng như những người có hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường đều phải trả tiền.
II. Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng chịu thuế BVMT quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường là những sản phẩm, hàng hóa sau:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
- Xăng, trừ etanol;
- Nhiên liệu bay;
- Dầu diezel;
- Dầu hỏa;
- Dầu mazut;
- Dầu nhờn;
- Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định trên là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật…).
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.
2. Than đá bao gồm:
- Than nâu;
- Than an-tra-xít (antraxit);
- Than mỡ;
- Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.
Một số lưu ý của Ths. Lg Võ Thanh về đối tượng chịu thuế bảo vệ MT
1. Hàng hoá không quy định tại Điều 3 Luật thuế Bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Tuy nhiên, hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường không chịu thuế nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC.
3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
III. Người nộp thuế bảo vệ môi trường
– Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT
– Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

IV. Cách tính thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp | = | Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế | x | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá |
Trong đó:
– Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế BVMT
– Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
V. Kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường
– Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:
+ Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư 152/2011/TT-BTC và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.
+ Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế:
+ Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam và sản xuất kinh doanh xăng dầu), người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường.
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
Một số lưu ý của Luật sư Hãng Luật Thành Công về kê khai nộp thuế BVMT:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế BVMT
- Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế BVMT đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với việc khai thuế và nộp thuế nhập khẩu (trừ xăng dầu nhập khẩu)
- Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp này là thời hạn nộp thuế nhập khẩu
2. Việc kê khai nộp thuế BVMT trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC về hướng dẫn Luật thuế BVMT.
3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) hiện đang cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói kèm theo đó là gói dịch vụ kế toán thuế dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ đi vào hoạt động ngay mà không còn lo lắng các vấn đề về kế toán thuế.
Đối với các Doanh nghiệp đang hoạt động gặp khó khăn trong vấn đề kế toán thuế, Hãng Luật Thành Công cung cấp các dịch vụ tư vấn về mặt pháp lý cũng như đại diện xử lý vi phạm về thuế.
Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số: 1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
- Hotline: 1900 633 710
- Email:ccongtyluatthanhcong@gmail.com
- Website: http://hangluatthanhcong.vn