Tư Vấn Xử Phạt Hành Chính

Tư Vấn Xử Phạt Hành Chính

I. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

II. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Một số lưu ý của Luật sư Lê Bá Thành về các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:

1. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2. Độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính

3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

III. Các hình thức xử phạt hành chính

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Người vi phạm hành chính có thể bị xử phạt bằng các hình thức sau:

Hình thức 1: Cảnh cáo

Hình thức 2: Phạt tiền

Hình thức 3: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Hình thức 4: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Hình thức 5: Trục xuất

  • Các hình thức 1 và 2 được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
  • Các hình thức 3,4,5 được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính

Một số lưu ý của Luật sư Lê Bá Thành về các hình thức xử phạt hành chính:

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính.

2. Có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung với điều kiện hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

Các hình thức xử phạt hành chính
Các hình thức xử phạt hành chính

IV. Mức phạt hành chính cao nhất đối với cá nhân

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân là từ 50.000 đồng đến đối đa 1.000.000.000 đồng.

>>Xem thêm: LUẬT DÂN SỰ

V. Mức phạt hành chính cao nhất đối với tổ chức

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức là: với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là từ 100.000 đồng đến đối đa 2.000.000.000 đồng.

Mức phạt hành chính cao nhất đối với tổ chức
Mức phạt hành chính cao nhất đối với tổ chức

VI.Cách tính mức phạt tiền cụ thể như thế nào?

  • Hình thức phạt tiền là một trong những hình phạt chính trong xử lý vi phạm hành chính, theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền được tính như sau:

– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó

[Mức phạt tối thiểu + Mức phạt tối đa] /2   =     Mức phạt cụ thể

Ví dụ: Mức phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông là từ 100.000 – 200.000 đồng thì mức phạt lỗi vi phạm này thông thường là 150.000 đồng.

  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt

Một số lưu ý của Luật sư Lê Bá Thành về các cách tính mức phạt tiền VPHC:

1. Các tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

2. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

3. Nếu các tình tiết đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng để xử phạt VPHC nữa.

4. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

>>Xem thêm: LUẬT ĐẤT ĐAI

VII. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực cụ thể

* Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực cụ thể đối với cá nhân được quy định như sau:

  • Lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê: Phạt tiền đến 30.000.000 đồng
  • Lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính: Phạt tiền đến 40.000.000 đồng
  • Lĩnh vực: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng
  • Lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng
  • Lĩnh vực quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản: Phạt tiền đến 100.000.000 đồng
  • Lĩnh vực quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư: Phạt tiền đến 100.000.000 đồng
  • Lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả: Phạt tiền đến 200.000.000 đồng
  • Lĩnh vực điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước: Phạt tiền đến 250.000.000 đồng
  • Lĩnh vực xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai: Phạt tiền đến 500.000.000 đồng
  • Lĩnh vực quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường: Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng

* Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực trên đối với tổ chức: bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Lg Phạm Đình Tuấn Khanh thuộc Hãng Luật Thành Công chuyên tư vấn mức phạt hành chính cho các cá nhân và tổ chức

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.