THỦ TỤC THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Năm 2020, khi muốn thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Hãy cùng Luật sư Hồ Đặng Lâu thuộc Hãng Luật Thành Công tìm hiểu về các nội dung, hồ sơ và thủ tục mà doanh nghiệp có thể thay đổi đăng ký kinh doanh trong bài viết dưới đây.

10 THỦ TỤC THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Thay đổi tên công ty
Bao gồm: thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty
Bao gồm: Thay đổi từ TNHH một thành viên sang TNHH hai thành viên trở lên; thay đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, thay đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH, thay đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty
- Thay đổi trụ sở chính của công ty
- Thay đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty
- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty
- Thay đổi vốn điều lệ công ty
Bao gồm thay đổi tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty
- Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty;
- Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài
Bao gồm thay đổi cổ đông là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông nước ngoài; thay đổi thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông là người nước ngoài
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty; Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty
Bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh thư/thẻ căn cước/số hộ chiếu; thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật
- Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Bao gồm chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).
Lg Phạm Đình Tuấn Khanh thuộc Hãng Luật Thành Công liên hệ cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
II. TRÌNH TỰ THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Cũng như thủ tục thành lập công ty, việc thay đổi giấy phép kinh doanh bạn cũng phải hoàn thiện hồ sơ rồi nộp lên Sở KH-ĐT, sau đó nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD)mới. Bạn phải làm một bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo mẫu hiện hành có chữ ký của Đại diện pháp luật/thành viên/cổ đông.
- Nộp đủ hồ sơ tại Sở KH-ĐT.
- Trong vòng 7 ngày, Sở KH-ĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận ĐKKD mới.
- Sau 7 ngày, Đại diện pháp luật đến Sở KH-ĐT nhận Giấy chứng nhận ĐKKD mới.
III. HỒ SƠ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
1. Hồ sơ thay đổi tên công ty
- Thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thay đổi trụ sở chính
- Thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật
- Thông báo đổi đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bản sao CMND/hộ chiếu của đại diện pháp luật mới.
4. Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh
- Thông báo đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các giấy tờ liên quan đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
5. Hồ sơ tăng vốn điều lệ
- Thông báo đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chứng nhận góp vốn của thành viên/cổ đông.
6. Hồ sơ thay đổi thành viên hoặc cổ đông
- Thông báo đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
- Quyết định đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên/cổ đông mới.
- Bản sao CMND/ hộ chiếu của thành viên/cổ đông mới.
- Chứng nhận góp vốn của thành viên/cổ đông.

IV. LƯU Ý SAU KHI THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1. Thay đổi về tên doanh nghiệp
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp kéo theo việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thay đổi con dấu; thay đổi hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp. Do đó, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:
- Đổi dấu pháp nhân của doanh nghiệp;
Lưu ý: Thông tin của doanh nghiệp trên mẫu dấu (khi khắc mẫu dấu lần đầu hay khi thay đổi) không nên ghi nhận tên quận nơi đóng trụ sở chính để tránh thủ tục phát sinh khi có thay đổi.
- Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh thì đồng thời làm lại biển hiệu tên gắn tại những nơi này);
- Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi nội dung tên công ty trên hóa đơn, in lại hóa đơn (nếu cần);
- Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác, khách hàng của công ty.
Lời khuyên của Ls Hồ Đặng Lâu về thay đổi đăng ký kinh doanh:
- Đối với những hóa đơn cũ, nếu công ty có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì công ty đóng dấu mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn đồng thời doanh nghiệp cần gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế (theo khoản 1 mục IV Công văn số 2010/TCT-TVQT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC);
Trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
- Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, internet,…
- Thay đổi tên trên website công ty;
- Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép, giấy chứng nhận công ty đang sở hữu: Giấy phép lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy phép kinh doanh vận tải, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm,…
- Đối với những tài sản công ty đang sở hữu phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì khi đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục để thay đổi tên tương ứng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đó;
Lưu ý: Đối với những tài sản liên quan đến đất đai, khi doanh nghiệp thay đổi tên đồng thời phải thực hiện các thủ tục đổi tên phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Do đó, trong những trường hợp này, doanh nghiệp nên hạn chế việc đổi tên.
2. Thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, là nơi tiếp nhận các thông báo của cơ quan thuế. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục sau để thống nhất địa chỉ trụ sở với các giấy tờ của công ty:
- Tiến hành thủ tục đổi dấu pháp nhân khi công ty có sự thay đổi địa chỉ trụ sở khác quận và trên con dấu của doanh nghiệp có địa chỉ quận;
- Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính của công ty;
- Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi thông tin trên hóa đơn công ty (nếu cần);
Nếu có nhu cầu công ty có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ (nếu không thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp) bằng cách đóng dấu mới vào hóa đơn cũ chưa sử dụng (tương tự như đối với trường hợp thay đổi tên công ty).
- Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, internet,…;
- Làm thủ tục thay đổi trụ sở doanh nghiệp cho các giấy phép, giấy chứng nhận khác công ty đang sở hữu: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy phép kinh doanh vận tải, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm….

3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân dại diện cho doanh nghiệp thực các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, khi sau thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau để đảo bảo cho hoạt động kinh doanh:
- Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
- Thông báo cho các đối tác, bạn hàng về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép hoạt động giáo dục,…
- Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng;
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng, người chuyển nhượng sẽ phải kê khai nộp thuế với mức thuế suất là 20% thu nhập chuyển nhượng.
4. Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì khi có thay đổi, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, kinh doanh phòng khám chữa bệnh, kinh doanh lữ hành, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản….
5. Thay đổi đăng ký kinh doanh do chuyển nhượng vốn, tăng vốn điều lệ doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp phát sinh việc chuyển nhượng vốn hoặc tăng vốn thì mọi hoạt động thanh toán theo hợp đồng chuyển nhượng của hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc góp vốn theo cam kết góp vốn được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản;
Lưu ý: Pháp luật chỉ quy định các doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp Đối với thành viên công ty là cá nhân tuy không bị cấm thực hiện góp vốn, chuyển nhượng bằng tiền mặt nhưng nên thực hiện theo hình thức chuyển khoản để tránh rủi ro.
- Tiến hành thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
- Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Bậc Thuế môn bài cho doanh nghiệp trong năm 2017 là 2.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, và 3 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ trở lên
- Kê khai trong báo cáo tài chính của năm có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu;
- Sửa đổi, bổ sung vào sổ cổ đông/ sổ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các thành viên, cổ đông mới.
6. Thay đổi/ thành lập địa điểm/ chi nhánh/ Văn phòng đại diện
- Đóng thuế môn bài cho địa điểm, chi nhánh: Theo quy định, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải đóng mức phí môn bài 1.000.000 đồng/năm.
- Kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập;
- Bổ sung tên chi nhánh, Văn phòng đại diện vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo cho khách hàng tên chi nhánh, Văn phòng đại diện để tiện lợi trong giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với đội ngũ Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia giàu kinh nghiệm, Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) là một trong những tổ chức tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp hàng đầu trong các lĩnh vực: Doanh nghiệp, Kinh doanh, Thương mại, Đất đai – Bất động sản; Đầu tư, Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán, Dân sự, Hình sự, Hành chính và Lao động.
TC Lawyers đã tư vấn cho hơn 1000 khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. TC Lawyers hiện có 2 chi nhánh: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với độ phủ sóng hơn 63 tỉnh thành.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:
Bất cứ sự thay đổi nào như tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi Giám đốc công ty, thay đổi loại hình doanh nghiệp và các loại giấy phép có điều kiện khác đều phải tiến hành Thay đổi đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, mỗi loại thay đổi sẽ có những lưu ý mà nếu bạn chỉ đọc thông tư, nghị định hiện hành mà không có kinh nghiệm thực tế sẽ dễ mắc sai lầm, gây tổn hại đến thời gian và tiền bạc của công ty mình.
Do đó, để nhận được tư vấn cụ thể từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh, bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay vào số hotline:1900 633 710 để được các Luật sư hàng đầu Việt Nam của Hãng luật Thành Công tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 633 710
- Email: [email protected]
- Website: hangluatthanhcong.vn