Tư Vấn Bảo Hộ Quyền Tác Giả

Quyền tác giả_1
I.Quyền tác giả, đăng ký bảo hộ quyền tác giả

1. Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

* Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Các tác phẩm quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

* Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Quyền tác giả_1

2. Đăng ký quyền tác giả:

– Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

– Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không cần phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình.

II. Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả_2

Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo.

1. Quyền nhân thân

Gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác

2. Quyền tài sản

Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê

III. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

1. Điều kiện chung

Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định như sau:

  • Tác phẩm phải có tính sáng tạo: phải được tác giả trực tiếp sáng tạo và không được sao chép tác phẩm của người khác
  • Phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm thơ, truyện thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh dưới dạng những thước phim,…

2. Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.
  • Là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điềuước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\

3. Điều kiện bảo hộ về loại hình tác phẩm

Để đủ điều kiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm phải là đối tượng thuộc các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở Hữu Trí Tuệ gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí,âm nhạc, sân khấu, điện ảnh;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh, kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

Một số lưu ý của Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền về các đối tượng không đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

1. Tác phẩm không thuộc các đối tượng không được đăng ký quyền tác giả quy định tại Điều 15 Luật SHTT 2005 gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quá trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

2. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.

IV. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người có quyền được đăng ký quyền tác giả

  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vả chủ sở hữu quyền tác giả
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả

Quyền nhân thân của tác giả: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định có thời hạn bảo hộ sau:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm kể từ khi các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.

Tác phẩm khác không thuộc các loại hình tác phẩm kể trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

  • Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:
    • Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).
    • Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
    • Giấy uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng, chứng thực – 1 bản) nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
    • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
    • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
    • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
    • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).
  • Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
    • Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).
    • Giấy Uỷ quyền của tổ chức hoặc cá nhân
    • Giấy chuyển nhượng tác phẩm từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc Giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản);
    • Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
    • Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (1 bản);
    • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các tác giả, công ty.
    • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
    • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).

4. Nơi nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

– Cục bản quyền tác giả: địa chỉ số 151 Hoàng Hoa Thám, Tp. Hà Nội

– Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: địa chỉ số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả và được công bố trên Công báo về quyền tác giả.

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.

Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:

Lĩnh vực Quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi người liên quan không chỉ nắm rõ luật pháp mà còn phải có kinh nghiệm, khả năng tổng hợp, phân tích sự việc cao. Do đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc gặp rắc rối tranh chấp về vấn đề Bảo hộ quyền tác giả, đừng quên liên hệ với Hãng luật Thành Công.

Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số:  1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống