TƯ VẤN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp giữa các thành viên công ty luôn ngày càng có xu hướng gia tăng và không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ kinh doanh giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Vậy đâu là cách giải quyết tối ưu đối với các loại tranh chấp này…
Thương lượng, đàm phán hay khởi kiện tại tòa án là lựa chọn tối ưu cho các thành viên….
Hãy cùng Ths, Lg Võ Thanh thuộc Hãng Luật Thành Công tìm ra hướng đi đúng đắn để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thông qua bài viết này.
BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:
I. Định nghĩa tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, gia đình giữa hai bên, giữa nhóm hoặc các nhóm, giữa các thành viên, cổ đông.
Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
II. Các vấn đề tranh chấp nội bộ công ty thường gặp

Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp;
- Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ;
- Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản;
- Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên;
- Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;
- Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.
Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
- Tranh chấp về chọn người đại diện theo pháp luật;
- Các tranh chấp khác gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…
III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Khi nội bộ doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, các bên có thể dựa vào điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông để xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Nhằm giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả thì về cơ bản cần tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp sau:
Nguyên tắc tự định đoạt: Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tự thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhất với các bên như tự thương lượng, hòa giải.
Trường hợp giải quyết tranh chấp theo phương thức này không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Không phân biệt thành kinh tế, địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nguyên tắc hòa giải: Pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉ khi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh vốn là một chu trình khép kín nên bất kỳ ở công đoạn nào xảy ra trục trặc, gián đoạn luôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Giải quyết tranh chấp không được giải quyết nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Luật sư thuộc Hãng Luật Thành Công liên hệ cơ quan nhà nước để giải quyết tranh chấp công ty
IV. Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
- Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Các phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiến hành, thời gian.
- Đồng thời tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấp không bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.
- Khi hòa giải, thương lượng không thành thì các bên thường chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
- Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án trên điều không hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Tư vấn của Ths, Ls Võ Thanh giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
Thường khi giải quyết tranh chấp thì doanh nghiệp của bạn cần căn cứ vào những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu nguyên nhân diễn ra sự việc tranh chấp đó. Bạn nên nhớ rằng việc xảy ra sự việc đều có nguyên nhân của nó.
- Chính vì vậy, doanh nghiệp của chính bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân để cho doanh nghiệp của chính bạn có thể nhận định đúng sự việc đó và đưa ra được các phương án giải quyết
Thứ hai: Khi giải quyết tranh chấp, bạn cần nghe từng ý kiến của các nhân. Bởi vì mỗi các nhân đều có một quan điểm khác về việc thực hiện hành vi đó. - Chính vì vậy, doanh nghiệp của chính bạn muốn có được một kết quả thực sự như ý muốn thì các thành viên trong công ty của chính bạn thì không thể không nghe ý kiến của cá nhân này
Thứ ba: Doanh nghiệp của chính bạn cần đưa ra cho mình các phương án giải quyết khi xảy ra sự việc đó, sự việc đó cần được giải quyết như thế nào. - Tức là doanh nghiệp của chính bạn đưa ra được cho mình các chế tài mà doanh nghiệp của bạn cần được xử lý theo đúng với nội dung mà pháp luật đã quy định. Xử lý ra sao, tiến hành như thế nào? Hậu quả khi mà có những người sai trái thực hiện hành vi đó theo đúng với nội dung mà pháp luật đã quy định.
Thứ tư: Khắc phục hậu quả khi xảy ra việc tranh chấp đó, sự việc đó nên được khắc phục như thế nào. - Các biện pháp chế tài sau khi mà doanh nghiệp của chính bạn thực hiện việc giải quyết các tranh chấp đó theo như sự thống nhất ý chí của các thành viên trong công ty của chính bạn.
ĐỪNG NGẦN NGẠI LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tâm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thỏa mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận:
Trong một tập thể, việc nảy sinh mẫu thuẫn giữa các cá nhân, hoặc giữa cá nhân với công ty là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp lựa chọn phương án xử lý như thế nào để hợp tình hợp lý, không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của công ty cũng như không dẫn đến các vấn đề kiện tụng phức tạp là điều vô cùng quan trọng.
Và không phải lãnh đạo nào, hay người quản lý nào cũng có khả năng giải quyết tranh chấp nội bộ một cách công tâm, đúng theo luật pháp và vẫn không gây mâu thuẫn.
Do đó, để giải quyết những tranh chấp này một cách nhanh chóng và đảm bảo bí mật cho các doanh nghiệp, Hãng Luật Thành Công cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhanh, hợp pháp về quy trình giải thể, các doanh nghiệp có thể liên hệ Hãng Luật Thành Công theo địa chỉ dưới đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
- Hotline: 1900 633 710
- Email: congtyluatthanhcong@gmail.com
- Website: hangluatthanhcong.vn
Xem thêm: Giải Thể Doanh Nghiệp: Những Điều Cần Biết Theo Quy Định Pháp Luật