Luật Đầu Tư: 07 Điểm Quan Trọng Nhà Đầu Tư Không Thể Bỏ Qua
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng nguồn vốn để thực hiện các dự án kinh doanh nhằm sinh lợi, bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác. Đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thu hút nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Nhằm mang đến cái nhìn tổng quan về Luật Đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành, nay Hãng Luật Thành Công kính gửi đến Quý khách hàng, Quý độc giả bài viết với chủ đề “LUẬT ĐẦU TƯ: 08 ĐIỂM QUAN TRỌNG NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG THỂ BỎ QUA”.
Kính mời Quý khách hàng, Quý độc giả cùng Hãng Luật Thành Công tìm hiểu các nội dung sau đây:
BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:
Căn cứ pháp lý:
– Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đầu tư do Văn phòng Quốc hội ban hành
– Luật Đầu tư công năm 2019
– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
– Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 09 năm 2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài
– Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
I. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1. Ưu đãi đầu tư
Ưu đãi đầu tư là ưu đãi mà Nhà nước dành cho nhà đầu tư khi họ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

a. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
– Dự án đầu tư thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định 118;
– Dự án đầu tư có quy mô vốn 6000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp GCNĐKĐT hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Dự án đầu tư đáp ứng được những điều kiện này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên. Dự án đầu tư đáp ứng được những điều kiện này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, tổ chức khoa học công nghệ
– Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
b. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư
– Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;
– Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
– Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
– Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
– Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
– Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
– Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
– Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
– Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
– Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;
– Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
– Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
– Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c. Địa bàn ưu đãi đầu tư
– Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Phụ lục II, Nghị định 118).
– Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Mục 55 Phụ lục II Nghị định 118).
d. Điều chỉnh ưu đãi đầu tư
– Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;
– Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
– Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
– Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.
e. Hình thức ưu đãi đầu tư
– Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
– Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
2. Hỗ trợ đầu tư
Các hình thức hỗ trợ đầu tư hiện nay theo quy định của LĐT hiện hành gồm:
– Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;
– Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
– Hỗ trợ tín dụng;
– Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị;
– Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị;
– Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
– Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
– Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

II. Các hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Theo đó, tổ chức kinh tế theo quy định của LDN 2014 có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Viêc thành lập tổ chức kinh tế có thể là tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam.
Bên cạnh đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, đáp ứng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước tại khoản 3 Điều 22 LĐT 2014;
+ Thứ hai, đáp ứng hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Đây được xem là hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 LĐT 2014 và Điều 46 NĐ 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo những hình thức sau:
* Đối với trường hợp góp vốn vào tổ chức kinh tế:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
* Đối với trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP)
Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận mà không thành lập pháp nhân mới. Trong đó quyền và nghĩa vụ các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng
– Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận mà không thành lập pháp nhân mới. Trong đó quyền và nghĩa vụ các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng
– Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

III. Thủ tục triển khai dự án đầu tư
Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:
– Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;
– Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
– Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).
IV. Ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó, việc ban hành danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ đối với nhà đầu tư;
+ Sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm;
+ Cập nhật, chuẩn xác tên gọi và hệ thống một số ngành, nghề nhằm phản ánh chính xác, minh bạch các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tránh trùng lặp và tạo thuận lợi cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
LĐT 2014 quy định danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 của Luật gồm có 267 ngành, nghề. Ngoài ra, Luật cũng sửa đổi thẩm quyền quy định về ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo đó, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ được quy định tại Luật Đầu tư còn điều kiện cụ thể đối với từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

V. Đầu tư ra nước ngoài
Hiện nay, Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Theo đó, đầu tư ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư chuyển vốn, hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các yếu tố cơ bản sau:
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài.
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Các dự án đầu tư ra nước ngoài
Tùy thuộc vào số vốn góp ra nước ngoài mà dự án đầu tư được chia thành 4 loại sau:
– Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
– Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ gồm:
+ Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên
+ Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên
– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội gồm:
+ Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
4. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của LĐT
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm.
5. Thời hạn thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Sau khi nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tùy vào dự án đầu tư thuộc diện đầu tư nào mà thời hạn sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
– Đối với dự án thuộc diện Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
– Đối với dự án thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì sau khi tiếp nhận hồ sơ Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong vòng 05 ngày. Sau đó, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trong vòng 90 ngày và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
VI. Những điểm bất cập của luật đầu tư công
Luật Đầu tư công 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Tuy nhiên, khi đưa vào áp dụng thực tiễn đã gặp phải một vài bất cập, cụ thể:
Thứ nhất, về việc không đảm bảo tính thống nhất kịp thời về các quy định pháp luật giữa LĐTC với các văn bản hướng dẫn khác. Cụ thể: việc tăng, giảm quy mô, tổng mức đầu tư chương trình dự án tại Điều 46 LĐTC quy định các trường hợp được điều chỉnh chương trình, dự án. Tuy nhiên, tại Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công lại chưa quy định trình tự, thủ tục đối với trường hợp này.
Thứ hai, về quy định phân loại dự án có cấu phần xây dựng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công, những dự án có cấu phần xây dựng thì phải lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Trong khi đó, những dự án có cấu phần xây dựng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhở dao động từ 1-5% tổng mức đầu tư dự án vẫn phải lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Quy định này khá khắt khe đối với những dự án trên, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia đầu tư của các nhà đầu tư.

Thứ ba, về điều kiện được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, Điều 55 Luật Đầu tư công quy định điều kiện để chương trình, dự án được bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn là đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, chương trình, dự án được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn thì chưa thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Thứ tư, những dự án đầu tư tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản vẫn phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Quy định này cũng được xem là hạn chế quyền đầu tư khi gây rườm rà về thủ tục và thời gian tham gia quá trình đầu tư của các nhà đầu tư.
Thứ năm, về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công. Nếu trong qua trình triển khai kế hoạch hằng năm các bộ, ngành và địa phương có nhu cầu điều chuyển kế hoạch giữa các dự án và điều chỉnh vốn đầu tư từ dự án chậm tiến độ sang dự án ODA thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Việc này làm giảm tính chủ động của các bộ, ngành và địa phương trong quấ trình đầu tư, đồng thời gia tăng các thủ tục hành chính rườm rà.
Thứ sáu, về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm. Theo đó, việc cho phép kéo dài vốn đầu tư sang năm sau gây ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn đầu tư vì các chủ đầu tư không tập trung triển khai thực hiện kế hoạch ngay trong năm theo như kế hoạch trước đó vì có tâm lý chủ quan khi thời gian thực hiện giải ngân vốn khá dài.
VII. Những điểm mới và nổi bật của luật đầu tư công
Luật Đầu tư công 2014 mới có hiệu lực hơn 5 năm nhưng trong quá trình triển khai thực hiện luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi Luật Đầu tư công 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Theo đó, LĐTC 2019 có những điểm mới và nổi bật sau:
Thứ nhất,
Theo quy định tại Luật Đầu tư công 2014 (LĐTC 2014), vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Tuy nhiên, trong Luật Đầu tư công 2019 (LĐTC 2019), quy định về vốn đầu tư công đã được thống nhất lại, bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước và vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Đây là một thay đổi nhằm đảm bảo thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước, mang ý nghĩa rất quan trọng, dẫn tới thay đổi các quy trình, trình tự, thủ tục về dự án và kế hoạch đầu tư công, giúp đơn giản hóa quy trình, không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách nhà nước như trước đây (ví dụ như có sự phân biệt giữa ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia, tín dụng đầu tư…).
Đồng thời, sự thay đổi này giúp xây dựng được quy trình riêng cho các dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật theo hướng tăng cường phân cấp, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan có nguồn vốn này nhưng vẫn đảm bảo được công tác theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo.
Thứ hai, bổ sung thêm quy định về đối tượng đầu tư công mà LĐTC 2014 trước đây không đề cập đến. Cụ thể, có 06 đối tượng đầu tư công được quy định tại Điều 5 gồm:
– Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội;
– Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
– Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội;
– Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
– Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy định;
– Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác.
Thứ ba, Luật Đầu tư công 2019 cụ thể hóa và thay đổi thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công:
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước: Theo Khoản 1 Điều 68, thời gian này kéo dài đến hết ngày 31 tháng 01 của năm đầu tiên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, thay vì đến hết ngày 31 tháng 12 như quy định của Luật Đầu tư công 2014.
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm: Được quy định đến ngày 31 tháng 01 của năm sau, thay vì quy định chung chung như trước.
- Trong trường hợp bất khả kháng, thời gian giải ngân có thể kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm sau
Thứ tư, bổ sung quy định về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch. Theo đó, tăng cường theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư công, sử dụng nguồn vốn đầu tư công thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đầu tư công, gắn với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và tiến tới Chính phủ số, góp phần tích cực vào việc chống thất thoát, lãng phí.
Thứ năm, Luật Đầu tư công 2019 bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư: Tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án trong giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn trước (khoản 2 Điều 89). Quy định này không có trong Luật 2014.
Thứ sáu, phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư nhằm đảm bảo quyền hạn của Quốc hội, hội đồng nhân dân, đồng thời tăng tính chủ động của địa phương trong xử lý các tình huống phức tạp như dự án sử dụng nhiều nguồn vốn từ các cấp ngân sách khác nhau. Đặc biệt, quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ trở thành một phần của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện (trừ các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ)..
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Xem thêm: Luật Thương Mại: 08 Điểm Quan Trọng Thương Nhân Không Thể Bỏ Qua
Bạn muốn được tư vấn, vui lòng gọi hotline miễn phí
1900 633 710

Thông tin liên hệ:
- HÃNG LUẬT THÀNH CÔNG (TC LAWYERS)
- Trụ Sở: 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, Phường 4, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN: 004A – 004 Bùi Công Trừng, Đông Thạnh, Hóc Môn,TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 1900 633 710
- Email: [email protected]
- website: https://hangluatthanhcong.vn