Tai nạn lao động và cách tính trợ cấp khi bị tai nạn lao động
Tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc hay lao động là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, tai nạn lao động luôn là rủi ro có thể xảy ra, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Nhằm chia sẻ phần nào gánh nặng cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các quy định về đảm bảo an toàn lao động, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động đã được cụ thể hóa trong Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 cũng như các Nghị định hướng dẫn. Ở bài viết sau đây, hãy cùng Luật sư Hồ Đặng Lâu thuộc Hãng Luật Thành Công tìm hiểu chính sách về tai nạn lao động mới nhất.
BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:
I. Tai nạn lao động là gì?
Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

Như vậy, tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Trong đó, tai nạn lao động được phân thành 3 loại như sau:
(1) Tai nạn lao động chết người;
(2) Tai nạn lao động nặng;
(3) Tai nạn lao động nhẹ.
II. Quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động
* Trường hợp 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật
– Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
* Trường hợp 2: Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội
Khi đó người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
– Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
– Bồi thường tùy thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động( nếu việc xảy xa tai nạn lao động không phải do lỗi của người lao động) hoặc trợ cấp cho người lao động tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

Lời khuyên của Luật sư Hồ Đặng Lâu về quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động:
1. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị (trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động 2012).
2. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật;
3. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO:
III. Đối tượng được áp dụng trợ cấp tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau được áp dụng trợ cấp tai nạn lao động:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

IV. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
4.1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
4.2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc 1 trong các trường hợp liệt kê tại mục 4.1 trên;
V. Một số trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
VI. Căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 41 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Cụ thể, thời gian và tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động được tính như sau:
– Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động nếu không liên tục thì được cộng dồn
– Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động: là tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
Một năm tính đủ 12 tháng
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần
– Tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động của công việc đã làm.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động không quá 20 tháng lương cơ sở.
VII. Cách tính mức trợ cấp tai nạn lao động
7.1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp tai nạn lao động một lần được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
= | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30)
– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Ví dụ:
Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.
Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 – 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 – 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).
– Mức trợ cấp một lần của ông A là:
16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)

7.2. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100)
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Ví dụ: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).
VIII. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;
– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Luật sư Hồ Đặng Lâu thuộc Hãng Luật Thành Công liên hệ tư vấn tai nạn lao động
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận.
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quan hệ lao động. Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Để tránh mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn thông tin, lại gặp những kiến thức không chuyên môn, chưa giải đáp được vấn đề đang gặp phải.
Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số: 1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 633 710
- Email: [email protected]
- Website: hangluatthanhcong.vn
Xem thêm: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020