Khoản phụ cấp trợ cấp nào phải đóng BHXH và thuế TNCN?
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chỉ là quyền lợi mà người lao động được hưởng theo quy định mà còn là căn cứ để doanh nghiệp xác định mức đóng bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là BHXH) và người lao động tính mức thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp của mình.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động nhưng vẫn không xác định được: các khoản phụ cấp, trợ cấp nào phải đóng BHXH, phải chịu thuế Thu nhập cá nhân; khoản nào thì không phải chịu thuế Thu nhập cá nhân khi tính thuế.
Để hiểu rõ hơn về các khoản theo quy định mới nhất, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hãng Luật Thành Công.
BÀI VIẾT NÀY BAO GỒM NHỮNG MỤC CHÍNH SAU ĐÂY:
I. Khái niệm phụ cấp, trợ cấp
a/ Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên: Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động;
– Phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động: Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc;
– Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự: Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
b/ Trợ cấp:
Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.
Các chế độ trợ cấp bao gồm:
– Trợ cấp ốm đau
– Trợ cấp thai sản
– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Trợ cấp hưu trí
– Trợ cấp tử tuất
– Trợ cấp thôi việc
– Trợ cấp mất việc làm
Lời khuyên của Hãng Luật Thành Công
1. Doanh nghiệp cần căn cứ vào Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH để áp dụng đúng đối tượng người lao động nào được hưởng chế độ phụ cấp, điều kiện, cách tính trả phụ cấp trong từng trường hợp cụ thể;
2. Chế độ chi trả và cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP;
3. Chế trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH;
4. Chế độ trợ cấp thai sản, hưu trí, tử tuất, ốm đau được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hướng dẫn bởi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
5. Một số văn bản pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết có thể hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tra cứu. Do đó, để tối ưu nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hãng Luật Thành Công để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO:
II. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP, các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:
– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;
– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
- Điều kiện để các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế Thu nhập cá nhân (TNCN):
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN liệt kê trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
– Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ
– Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế
– Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
III. Các khoản phụ cấp, trợ cấp chịu thuế TNCN
Khoản phụ cấp, trợ cấp không nằm trong các khoản được liệt kê ở mục II của bài viết này sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân.
IV. Các khoản trợ cấp, phụ cấp không phải đóng BHXH
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương (theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH) và các khoản bổ sung khác (theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Như vậy, các khoản phụ cấp trợ cấp cũng sẽ được xác định là thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc. Bao gồm: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Tuy nhiên, các khoản chế độ và phúc lợi sau đây không phải đóng BHXH:
+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động;
+ Tiền thưởng sáng kiến;
+ Tiền ăn giữa ca;
+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Luật sư thuộc Hãng Luật Thành Công liên hệ tư vấn về trợ cấp, phụ cấp lao động
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các Chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng trong và ngoài nước.
Với phương châm là “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng, với thái độ tận tậm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của Công ty để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thoả mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.
Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều Lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp chứng nhận.
Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giao kết hợp đồng lao động. Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Để tránh mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn thông tin, lại gặp những kiến thức không chuyên môn, chưa giải đáp được vấn đề đang gặp phải.
Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Hoặc để thuận tiện hơn, Quý khách hàng nên gọi ngay đến số: 1900 633 710 để được nhận tư vấn rõ ràng, chuẩn xác từ các Luật sư đầu ngành. Hàng luật Thành Công sẽ giúp bạn tiết kiệm đối đa thời gian và công sức để tra cứu trên các website luật pháp không chính thống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: Số 114D đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- CN Hóc Môn: Số 004A-004B Bùi Công Trừng, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 633 710
- Email: [email protected]
- Website: hangluatthanhcong.vn
Xem thêm: Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2020 mà doanh nghiệp cần lưu ý